1. Xung đột là gì?
Xung đột được hiểu là sự đối lập về những nhu cầu, giá trị và lợi ích giữa cá nhân, nhóm hay tổ chức.
Chúng ta có thể phân loại xung đột thành các loại như:
– Phân biệt theo đối tượng
+ Xung đột giữa các nhóm
+ Xung đột giữa các cá nhân
+ Xung đột trong nội tại cá nhân
– Phân biệt theo tính chất lợi hại
+ Xung đột có lợi
+ Xung đột có hại
Xung đột diễn ra theo tiến trình gồm 4 giai đoạn: nguyên nhân dẫn đến xung đột, nhận thức và cảm nhận xung đột, tổng hợp xung đột, kết quả của xung đột.
Xung đột có 2 chức năng chính là xây dựng và phá vỡ:
– Chức năng xây dựng
+ Làm tăng hiệu quả nhóm, tăng sự hiểu biết, gắn kết trong mối quan hệ giữa các thành viên.
+ Cải tiến chất lượng ra quyết định
+ Khuyến khích sáng tạo và đổi mới, phát triển cá nhân.
+ Thúc đẩy luồng thông tin, tạo ra môi trường tự đánh giá và thay đổi
– Chức năng phá vỡ
+ Làm giảm hiệu quả nhóm, giảm sự gắn kết, chia rẽ nội bộ như không chịu làm việc chung, thậm chí là thù hằn,…
+ Rời xa mục tiêu của tổ chức.
Xung đột sẽ chỉ thực hiện chức năng xây dựng nếu như chúng ta biết quản lý chúng. Giải quyết xung đột đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo cụ thể, khả năng giải quyết vẫn đề và kỹ năng ra quyết định.
Xem thêm: Những kỹ năng bán hàng cơ bản cần ghi nhớ
Xem thêm: Tổng hợp các cách rèn luyện kỹ năng phản biện
Xem thêm: Kỹ năng quản lý nhân viên cần thiết cho nhà lãnh đạo
giải quyết xung đột
2. Những kỹ năng giải quyết xung đột
2.1. Xác định nguồn gốc xung đột
Kỹ năng giải quyết xung đột quan trọng đầu tiên là phải tìm ra nguyên nhân gây nên xung đột. Nếu các bạn không xác định được nguyên nhân thì sẽ không biết giải quyết từ đâu, giải quyết những gì và giải quyết như thế nào.
2.2. Lắng nghe
Lắng nghe là kỹ năng giải quyết xung đột tiếp theo chúng ta cần nhớ.
Bạn cần nghe ý kiến từ tất cả các bên liên quan để hiểu hoàn toàn bản chất của xung đột, sau đó bắt đầu các giải pháp khắc phục sự cố.
2.3. Công bằng
Xung đột xảy ra, các bên đều cho rằng mình là người đúng và muốn được người khác ủng hộ. Khi này người đứng ra giải quyết xung đột cần phân xử thật công minh, không thiên vị, bênh vực bên nào. Nếu vô tình bạn có những hành động, ý kiến bênh vực bên nào đó sẽ khiến bên còn lại nghĩ bạn là người không công bằng, áp đặt và mâu thuẫn chắc chắn sẽ không thể nào tháo gỡ được.
3. Động viên, gắn kết mọi người
Là nhà quản lý, bạn cần gắn kết nhân viên của mình. Giúp họ hiểu được tầm quan trọng của làm việc nhóm, tinh thần đồng đội, hợp tác cùng phát triển. Đây là kỹ năng giải quyết xung đột cực kỳ hiệu quả mà các bạn cần phải ghi nhớ.
4. Biến xung đột thành cơ hội
Người quản lý có kỹ năng giải quyết xung đột tốt là người có thể biến xung đột trở thành cơ hội để xây dựng đội ngũ, phát triển kỹ năng lãnh đạo.
Đôi khi, xung đột giúp bạn nhận thấy một nhà lãnh đạo tương lai bằng cách xem nhân viên của mình đối phó với nó như thế nào.
5. Trau dồi thêm kỹ năng quản lý xung đột
Để có thể quản lý xung đột một cách tốt nhất bạn cần trau dồi, học hỏi thêm những kỹ năng giải quyết xung đột.
Nếu đang băn khoăn không biết làm thế nào để nâng cao kỹ năng giải quyết xung đột thì hãy nhấc máy lên gọi đến hotline 1900 6364 09 hoặc truy cập website https://kyna.vn/ để đăng ký ngay khóa học online của Kyna. Với đội ngũ giảng hàng đầu, có kinh nghiệm thực tế trong các công ty, tập đoàn lớn trong nước và quốc tế, hiểu rõ những khó khăn, nhu cầu học và tâm lý của học viên từ đó có thể giúp học viên tiến bộ nhanh nhất. Còn chần chờ gì nữa mà không đăng ký ngay từ hôm nay. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: kyna.vn – Xem Link Gốc