1. Hiểu thật rõ vị trí được tuyển dụng
Trước khi đăng thông báo, hãy chắc chắn rằng bạn đã nghiên cứu kỹ vị trí cần tuyển dụng. Đây là một kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng quan trọng.
Hãy tìm hiểu xem những kỹ năng, kiến thức và phẩm chất nào đã giúp những người từng ở vị trí đó thành công hoặc thất bại. Liệt kê một danh sách các yếu tố, phẩm chất cần thiết với yêu cầu công việc.
Sau đó hãy chuyển danh sách đó tới tất cả những người có liên quan đến quá trình phỏng vấn và thống nhất về hình mẫu lý tưởng.
Xem thêm: Những kỹ năng bán hàng cơ bản cần ghi nhớ
Xem thêm: Tổng hợp các kỹ năng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Xem thêm: Kỹ năng quản lý nhân viên cần thiết cho nhà lãnh đạo
Hiểu thật rõ vị trí được tuyển dụng
2. Nhà tuyển dụng nên hỏi gì khi phỏng vấn?
Dựa trên các tiêu chí đã xây dựng, hãy phát triển một bộ câu hỏi giúp bạn xác định được tiềm năng cần thiết ở ứng viên.
– Các câu hỏi chung: thường được sử dụng để làm rõ một số thông tin trên CV của ứng viên.
– Các câu hỏi hành vi luôn là phần ưa thích của nhà tuyển dụng, bởi họ tin rằng những gì ứng viên thể hiện trong quá khứ chính là lời tiên đoán chính xác nhất cho những gì họ sẽ làm trong tương lai.
Các câu hỏi hành vi không chỉ hỏi về những gì ứng viên từng hoàn thành, mà còn khai thác được vì sao họ làm điều đó và làm điều đó như thế nào.
Một số nhà tuyển dụng còn yêu thích các câu hỏi giả định (câu hỏi tình huống). Thay vì hỏi về một sự kiện từng xảy ra, họ đưa ra một tình huống trong tương lai để xem xét hành vi của ứng viên.
– Câu hỏi gây áp lực: Mục đích của các câu hỏi này là dồn ứng viên vào trạng thái căng thẳng, sau đó thu thập phản ứng của họ trong những tình huống đó.
Việc đưa ra các câu hỏi này là một kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng giúp đánh giá được tính cách, sự sáng tạo và khả năng giải quyết tình huống của ứng viên.
3. Cấu trúc của một buổi phỏng vấn
Theo các chuyên gia nhân sự, việc có nhiều hơn 1 người phỏng vấn sẽ giúp đánh giá trở nên khách quan hơn, tránh việc ứng viên được lựa chọn dựa trên cảm tính của một cá nhân. Tiến trình phỏng vấn nên được thực hiện như sau:
– Phần 1: Giới thiệu
Dành ra một vài phút trò truyện để giúp ứng viên cảm thấy thoải mái hơn.
– Phần 2: Đặt câu hỏi phỏng vấn
Đặt câu hỏi là một kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng quan trọng giúp khai thác thông tin, hành vi và kỹ năng của ứng viên.
Bạn nên bắt đầu với các câu hỏi chung sau đó đi tới các câu hỏi hành vi và cuối cùng là câu hỏi gây áp lực. Tuy nhiên trình tự này có thể được thay đổi tùy vào vị trí được tuyển dụng.
– Phần 3: Tổng kết
Tạo cơ hội để ứng viên đặt câu hỏi. Mô tả bước tiếp theo của quá trình tuyển dụng và đưa ra một mốc thời gian để thông báo kết quả. Bạn nên gửi lời cảm ơn tới ứng viên vì đã tới tham dự phỏng vấn, và dẫn họ ra khỏi văn phòng để thể hiện sự lịch sự.
– Phần 4: Bổ sung một bài kiểm tra nhỏ nếu cần
Việc tích hợp kiểm tra vào ngày phỏng vấn cũng là một việc làm thường gặp, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả ứng viên lẫn công ty. Tùy vào yêu cầu công việc, bạn có thể bổ sung bài kiểm tra tính cách, bài kiểm tra thái độ, kiểm tra viết, hoặc yêu cầu ứng viên thực hiện một bài thuyết trình.
4. Xây dựng hệ thống đánh giá
Thực tế, quá trình phỏng vấn có rất nhiều rủi ro khiến kết quả trở nên thiếu chính xác. Do đó việc có một hệ thống đánh giá không chỉ giúp kết quả trở nên khách hơn hơn, mà còn duy trì được tính thống nhất và đẩy nhanh tiến độ công việc, nhất là khi số lượng phỏng vấn quá lớn.
Phỏng vấn là một bước không thể thiếu trong quy trình tuyển dụng và là một thành phần quan trọng trong chiến lược tuyển dụng chung. Xây dựng, nâng cao kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng theo một quy trình bài bản, khách quan, chính xác giúp doanh nghiệp tìm ra những cá nhân phù hợp một cách nhanh chóng nhất.
Nguồn: kyna.vn – Xem Link Gốc