Không chỉ giúp tạo ra một không gian mát mẻ, thoáng đãng, trần thạch cao còn là một trong những xu hướng thiết kế nhà ở hiện nay. Vậy đâu là những mẫu trần thạch cao được ưa chuộng nhất?
Trần thạch cao là vật liệu ngày càng được sử dụng phổ biến trong các thiết kế kiến trúc nhà ở. Sử dụng trần thạch cao đem đến cho ngôi nhà của bạn nét đẹp ấn tượng, tăng tính công năng và thẩm mỹ cho không gian nhà ở.
1. Trần thạch cao là gì?
Trần thạch cao là một loại vật liệu dùng để làm trần nhà. Những tấm thạch cao sẽ được gắn cố định bởi một hệ khung vững chắc liên kết vào kết cấu chính (sàn, dầm…) của tầng trên. Nhiều người gọi trần thạch cao là trần giả – một lớp trần thứ hai, nằm dưới trần nhà nguyên thủy.
Trần thạch cao có kết cấu tổ hợp bao gồm các lớp vật liệu như: khung xương thạch cao, tấm thạch cao, sơn bả và các vật tư phụ khác. Các chức năng chính của từng vật liệu cụ thể là:
- Khung xương: Giúp cố định hệ trần theo một khung xương có sẵn, kết cấu vững chắc để treo cả hệ trần sàn bê tông cốt thép hoặc các kết cấu mái của căn nhà.
- Tấm thạch cao: Là bộ phận liên kết trực tiếp với khung xương thông qua vít chuyên dụng để tạo mặt phẳng cho trần.
- Lớp sơn bả: Giúp tạo độ nhẵn mịn và đều màu cho bề mặt trần.
Trần thạch cao hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng, thường được sử dụng thay thế cho trần đúc, trần đổ xi-măng… và các vật liệu xây dựng truyền thống khác, nhằm mang đến nét đẹp mới lạ cho không gian sống.
2. Các mẫu trần thạch cao phổ biến
Ngày nay, trần thạch cao được chế tạo với nhiều hình dáng, tính chất và cấu tạo khác nhau nhằm giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn phù hợp với thiết kế và không gian nội thất. Các mẫu trần thạch cao thường thấy gồm có:
2.1 Trần thạch cao theo cấu tạo
Trần thạch cao nổi
Trần thạch cao nổi (trần thạch cao thả) được thiết kế với một phần thanh xương bị lộ ra ngoài. Loại trần này có tác dụng để che đi các khuyết điểm của công trình như các chi tiết kỹ thuật hay nhũng đường dây điện, ống nước….. dưới trần bê tông hoặc mái tôn, mái ngói nhằm tăng thẩm mỹ cho những ngôi nhà.
Trần thạch cao chìm
Trần thạch cao chìm là loại trần có cấu tạo khung xương được ẩn giấu vào bên trên các tấm thạch cao, khiến cho bạn không thể nhìn thấy các khung xương này. Nếu sử dụng loại trần này, bạn sẽ có cảm giác giống như trần bê tông bình thường được sơn bả đẹp đẽ.
Trần thạch cao chìm còn được chia thành 2 loại là: trần thạch cao phẳng và trần thạch cao giật cấp.
2.2 Phân loại trần thạch cao theo tính chất
Theo tính chất, trần thạch cao được chia thành các loại như sau:
Trần thạch cao chịu ẩm
Là sự kết hợp giữa khung xương thạch cao và tấm thạch cao chịu ẩm, được sử dụng phổ biến cho các công trình trong môi trường ẩm như nhà tập thể cũ, phòng vệ sinh, hoặc các công trình nằm gần nguồn ẩm.
Trần thạch cao chịu nước
Sử dụng tấm chịu nước với hệ khung xương trần chìm, trần thả, thường được sử dụng cho các công trình tiếp cận với nguồn ẩm cao như vệ sinh, nhà cũ dột…v..v..
Trần thạch cao chống nóng, cách nhiệt
Tấm thạch cao kết hợp với xốp hoặc bông thủy tinh tạo ra kết cấu trần thạch cao chống nóng, thường được sử dụng cho các khu vực chịu nhiệt cao, giúp ngăn nhiệt độ truyền từ không gian này sang không gian khác như trần mái tôn cho nhà ở, nhà xưởng…v….v…
Trần thạch cao chống cháy
Là sự kết hợp của tấm thạch cao chống cháy, bông thủy tinh và khung xương, ứng dụng cho các công trình đòi hỏi chống cháy lan. Thời gian chịu lửa được tính theo: chống cháy 60 phút, chống cháy 90 phút, chống cháy 120 phút…v..v..
Trần thạch cao tiêu âm
Cấu tạo gồm tấm thạch cao tiêu âm, bông thủy tinh, cao su non, mút xốp, vải nỉ…v..v… được kết hợp linh hoạt vừa tạo vẻ thẩm mỹ theo thiết kế nội thất, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu âm, cách âm cho từng nhu cầu cụ thể, ví dụ như hội trường, rạp hát, rạp chiếu phim, studio, phòng karaoke, phòng họp, phòng làm việc, nhà ở, phòng ngủ…v.v…
Trần thạch cao cổ điển, tân cổ điển
Là thiết kế sử dụng trần thạch cao kết hợp với phào chỉ hoa văn. Tùy theo từng motip thiết kế mà người ta phân chia thành tân cổ điển, hay cổ điển.
3. Tại sao nhiều người dùng trần thạch cao trong phòng khách?
Nhiều người thích sử dụng trần thạch cao để trang trí cho nội thất phòng khách thay cho trần gỗ, trần bê tông bởi vì:
- Trần thạch cao có tính linh động, dễ tháo lắp, thi công nhanh gọn, không ảnh hưởng tới cấu trúc trần cũng như hệ thống dầm chung của ngôi nhà
- Thạch cao không gây độc hại, thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe người thi công lẫn người sử dụng.
- Thạch cao có khả năng chống cháy, cách âm, tiêu âm, chống ẩm, chịu nhiệt…
- Đa dạng về kiểu loại tạo hiệu ứng thẩm mỹ linh hoạt.
- Trần thạch cao dễ tạo hình, có thể thỏa sức sáng tạo với những mẫu thiết kế trần thạch cao khác nhau về hình khối và họa tiết trang trí.
- Trần thạch cao có độ bền cao, giúp tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng cũng như đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình.
4. Mẫu trần thạch cao đẹp cho từng không gian
Trần thạch cao có thể được ứng dụng trong nhiều không gian phòng khác nhau. Dưới đây là một số mẫu trần thạch cao đẹp cho từng không gian trong ngôi nhà của bạn:
4.1 Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp
Phòng khách là nơi gây ấn tượng đầu tiên với khách nên những mẫu trần thạch cao cho phòng khách thường được thiết kế thoải mái và có tính thẩm mỹ cao.
4.2 Mẫu trần thạch cao phòng ngủ đẹp
Phòng ngủ là nơi thư giãn và nghỉ ngơi, vì thế những mẫu trần thạch cao cho không gian này thường khá đa dạng và phong phú về kiểu dáng, tùy thuộc vào từng thành viên trong gia đình mà bạn thiết kế trần thạch cao khác nhau. Mẫu trần thạch cao thường sử dụng là trần thạch cao giật cấp, uốn cong, cổ điển hoặc hiện đại,…
Với một căn phòng được thiết kế chỉnh chu bằng trần thạch cao đẹp, sẽ tạo cho bạn cảm giác thoải mái, tận hưởng không những phút giây nghỉ ngơi tuyệt vời.
4.3 Mẫu trần thạch cao phòng thờ đẹp
Trần thạch cao phòng thờ nên chọn loại trần phẳng, có màu sắc và hoa văn chạm trổ đơn giản. Phải hài hòa với trần nhà, tường nhà và không gian của phòng thờ như bàn thờ, tủ, kệ thờ, ghế, đệm thờ, đèn cúng, bình hoa,…
Tuyệt đối không nên sử dụng những mẫu trần quá sặc sỡ, cầu kỳ cho phòng thở bởi sẽ dễ làm mất đi tính linh thiêng của không gian thờ cúng.
4.4 Mẫu trần thạch cao phòng bếp
Tùy vào từng loại nhà mà bạn có những sự bố trí trần thạch cao phòng bếp phù hợp. Nhưng đa số phòng bếp thường được bố trí trần thạch cao phẳng hoặc giật cấp đơn giản.
- Xem Thêm : ‘Thuộc lòng’ 3 nguyên tắc thiết kế cổng nhà này để tô điểm cho ‘vẻ ngoài’ của ngôi nhà sang đẹp hơn
Bàn ăn và phòng bếp được chia làm 2 khu vực khác nhau, tuy nhiên với thiết kế trần thạch cao nối liền mạch kết hợp đèn thả sẽ giúp 2 không gian như hòa lại làm một.
5. Lưu ý khi thiết kế trần thạch cao phòng khách
Tuân thủ đầy đủ những lưu ý khi thiết kế trần thạch cao, sẽ giúp bạn có được căn phòng khách đẹp, đảm bảo chất lượng, an toàn và đạt tính thẩm mỹ.
Một số lưu ý khi thiết kế trần thạch cao phòng khách cần nhớ là:
- Tìm hiểu rõ về mẫu thạch cao trước khi đưa ra quyết định lựa chọn.
- Chọn kiểu trần thạch cao phù hợp với sở thích và phong cách ngôi nhà.
- Chọn phong cách hài hòa với tổng thể không gian nhà để tăng tính thẩm mỹ.
- Chọn vật tư đồng bộ, chính hãng để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
- Chọn nhà cung cấp và đơn vị thi công uy tín.
Có thể thấy, trần thạch cao ngày càng trở thành vật liệu hoàn thiện nội thất quan trọng của các căn hộ chung cư cũng như các mẫu biệt thự, nhà phố. Hơn thế, với sự đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng sẽ giúp bạn có thể dễ dàng tìm được những mẫu trần thạch cao phù hợp với kiến trúc ngôi nhà của mình.
Theo VOH RADIO – Bài viết gốc
- Token hóa bất động sản: Giới thiệu về đầu tư bất động sản phân đoạn
- Những thắc mắc về phong thủy nhà ở
- Hướng dẫn đầu tư vào bất động sản kho bãi cho người mới bắt đầu
- ‘Bộ sưu tập’ các thiết kế nhà nhỏ đẹp chất, giúp bạn ‘lên tinh thần’ tự tân trang tổ ấm của mình
- Chất lượng cuộc sống khởi đầu từ CITIGRAND