Có thể cụm từ ‘nhà lắp ghép’ còn khá xa lạ với một số người, tuy nhiên, nó hiện đang trở thành lựa hàng đầu phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau. Vậy bạn có muốn biết nhà lắp ghép là gì không?
Trước đây, nhà lắp ghép chỉ được xem như những căn nhà tạm bợ được dựng lên làm kho hàng, nhà xưởng. Tuy nhiên, với sự phát triển của nền công nghiệp hiện nay nhà lắp ghép đang ngày càng được nâng cấp về chất liệu, kiểu dáng để phục vụ cho nhu cầu làm nhà ở.
1. Nhà lắp ghép là gì?
Nhà lắp ghép (hay còn được gọi là nhà tiền chế) là những công trình nhà ở được làm từ những vật liệu xây dựng nhẹ như tấm xi măng smartboard ghép lại với nhau, dựng trên phần khung nhà, cột kèo, dầm mái làm bằng sắt cao cấp.
Với thiết kế đẹp, độ bền chắc cao, đa dạng về kiểu dáng, kích thước… nhà lắp ghép hiện đang được ứng dụng trong rất nhiều những công trình xây dựng như nhà xưởng, nhà trọ, nhà kho, resort, biệt thự hay nhà ở thông thường.
Những căn nhà lắp ghép thường được xây dựng với mục đích tiết kiệm tối đa chi phí xây dựng. Sản phẩm nhà ở sau khi hoàn thiện đảm bảo được yêu cầu về độ cứng lẫn độ an toàn cho người dùng.
1.1 Cấu tạo nhà lắp ghép
Một căn nhà lắp ghép sẽ có cấu tạo gồm các phần:
- Khung cột, kèo, xà gồ được bằng thép CT3, u mạ kẽm.
- Tấm che, vách ngăn có cấu tạo 2 mặt bằng tôn, giữa lớp xốp/ PU cách nhiệt tốt, cách âm dày 50- 100 mm.
- Tấm lợp mái cấu tạo tôn dày 50- 100 mm.
- Giằng chống bão, an toàn tuyệt đối.
- Cửa đi và cửa sổ thường là cửa nhôm kính hoặc cửa thép, cửa panel theo yêu cầu.
- Máng nước.
1.2 Ưu – nhược điểm của nhà lắp ghép
Nhà lắp ghép được lựa chọn khá nhiều trong những năm trở lại đây. Tuy nhiên, thiết kế này cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định.
Ưu điểm
- Thân thiện với môi trường: Khi xây dựng nhà lắp ghép, số lượng vật liệu thường được tính toán kỹ càng nên sẽ không thừa thải nhiều. Hơn thế, các vật liệu thừa ra sẽ được tái chế lại nên vô cùng sạch sẽ.
- Dễ dàng thay đổi hay di chuyển: Với nhà lắp ghép bạn có thể cơi nới, mở rộng diện tích ngôi nhà bất cứ khi nào bạn muốn. Loại nhà này có có khả năng mở rộng vô cùng cơ động, không lo bị lấn sang nhà hàng xóm và có thể giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí.
Nhược điểm
- Không bền vững bằng nhà xây bê tông: So với nhà được xây bằng gạch hay bê tông thì nhà lắp ghép sẽ không bền vững bằng.
- Cần diện tích rộng: Xây dựng nhà lắp ghép thường cần phải có một khoảng diện tích rộng để dễ dàng thi công. Những ngôi nhà lắp ghép thường chỉ cao 2-3 tầng, do đó sẽ không phù hợp với những căn có diện tích nhỏ, đặc biệt là nhà phố.
2. Những mẫu nhà lắp ghép đẹp nhất
Với sự đa dạng về thiết kế, kiểu dáng, những mẫu nhà lắp ghép dưới đây chắc chắn sẽ khiến bạn trầm trồ ngưỡng mộ.
2.1 Nhà lắp ghép 2 tầng
Với những gia đình ở thị trấn hay thành phố, nơi có mật độ cư dân đông đúc thì các thiết kế nhà lắp ghép 2 tầng là lựa chọn thích hợp. Mẫu nhà này luôn đảm bảo về tính thẩm mỹ cũng như các chức năng sử dụng cho gia đình.
2.2 Nhà lắp ghép panel
Nhà lắp ghép panel là kiểu nhà được làm từ các tấm panel ( EPS, PU, bông thủy tinh) chất lượng. Với màu sắc đẹp, tính thẩm mỹ cao, nhà lắp ghép panel phù hợp với các công trình nhà ở công nhân, nhà ở dân dụng, nhà xưởng, nhà trọ, phòng lạnh, khu biệt thự resort, nhà kho, siêu thị, cửa hàng, phòng khám, nhà hàng,…
2.3 Nhà lắp ghép bê tông
Nhà bê tông lắp ghép là loại nhà sử dụng hệ thống khung thép tiền chế và sàn bê tông panel siêu nhẹ để thay thế cho các cột và trần bê tông truyền thống nhưng vẫn giữ được nét đẹp sang trọng, đẹp mắt.
2.4 Nhà lắp ghép container
Nhà container lắp ghép di động là một sản phẩm độc đáo, sáng tạo với ưu điểm nổi bật là tính di động, dễ dàng cho việc tháo lắp và vận chuyển. Kiểu nhà này thường được sử dụng làm văn phòng, căng tin, nhà vệ sinh, cabin bảo vệ, quán cafe…
2.5 Nhà lắp ghép khung thép
Nhà lắp ghép khung thép là loại nhà làm bằng các cấu kiện bằng thép, có khả năng tháo ra sau một quá trình sử dụng và lắp đặt ở vị trí mới một cách nhanh chóng, dễ dàng.
Nhà lắp ghép khung thép luôn đảm bảo đủ yếu tố về tính thẩm mỹ, khả năng chịu lực và có thể giúp tiết kiệm chi phí khi xây dựng.
3. Những lưu ý khi làm nhà lắp ghép
Nếu bạn mong muốn có một nhà lắp ghép theo hướng hiện đại như các nước trên thế giới vẫn thường áp dụng thì bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
3.1 Lựa chọn đơn vị thiết kế nhà lắp ghép có trình độ cao
Lựa chọn được đơn vị tốt thì sản phẩm nhà lắp ghép của bạn sẽ đạt chất lượng cao, hình thức đẹp mắt. Đồng thời, giúp bạn giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh và có công năng sử dụng phù hợp.
3.2 Khảo sát kỹ mặt bằng thi công ngôi nhà lắp ghép
Tuy trọng lượng của ngôi nhà lắp ghép nhẹ hơn rất nhiều so với nhà xây dựng bằng bê tông cốt thép. Nhưng trong quá trình thiết kế và thi công nhà lắp ghép bạn vẫn phải chú ý đến những điểm về bố trí mặt bằng, khảo sát và nghiên cứu kỹ yếu tố có thể tác động cũng như các nguy cơ, rủi ro có thể gặp phải nhằm hạn chế tố việc giảm sút chất lượng công trình trong tương lai.
3.3 Thiết kế nhà lắp ghép phù hợp với tài chính
Giá thành xây dựng nhà lắp ghép thường sẽ rẻ hơn so với xây dựng truyền thống. Tuy nhiên bạn cần xem xét đến các vấn đề về mục đích sử dụng là gì? Diện tích nhà lắp ghép lớn hay bé? Xây dựng bao nhiêu phòng dựa trên diện tích mét vuông của công trình?… để đưa ra quyết định xây dựng phù hợp với nguồn tài chính hiện có.
3.4 Thiết kế lắp ghép ngôi nhà phù hợp với mục đích sử dụng
Khi thiết kế và xây dựng nhà lắp ghép, chủ đầu tư và người thiết kế cần ngồi lại bàn bạc với nhau về những yếu tố như:
- Về mặt nền: Là một mặt phẳng được gắn liền với nhau nên trong quá trình sử dụng nếu có vấn trực trặc cần sửa chữa sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ diện tích mặt nền của ngôi nhà. Đặc biệt, đây là phần chịu nhiều tác động và ảnh hưởng do trọng lực của thiết bị cũng như hoạt động diễn ra hằng ngày. Vì thế cần xây dựng mặt nền vững chắc nhất có thể
- Nếu lắp ghép ngôi nhà được xây dựng với mục đích làm nhà kho thì quá trình thiết kế và thi công nhà lắp ghép cần chú ý đến nhiệt độ phù hợp, mức duy trì độ ẩm. Có thể sẽ phải lắp đặt hệ thống máy lạnh hoặc lò sưởi để đề phòng thời tiết thay đổi quá nóng hoặc quá lạnh.
Có thể nói những mẫu nhà lắp ghép đang là giải pháp xây dựng phổ biến trong thời gian gần đây. Cho nên, nếu bạn đang có ý định thiết kế xây dựng một ngôi nhà đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí thì bạn có thể thử xem xét về các mẫu thiết kế về nhà lắp ghép.
Ngô Thị Hồng Phượng tổng hợp
Theo voh.com.vn – bài viết gốc
- Làm thế nào để cách âm cho ngôi nhà của bạn?
- Mách bạn cách chọn hướng ngồi làm việc theo tuổi, phong thủy để may mắn ‘ùa ùa” kéo đến
- Những tiềm năng phát triển của khu đô thị mới Thủ Thiêm
- Kế Hoạch Bán Hàng Cá Nhân – Sức Mạnh Bán Hàng Tuyệt Đối
- Quy định mới về chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà