5 Lưu Ý Pháp Lý Khi Mua Nhà Chung Cư

Hiện tại, các quy định pháp luật về xây dựng và kinh doanh nhà ở chung cư là khá cụ thể và rõ ràng. Tuy nhiên, đa phần người mua nhà không tìm hiểu các quy định pháp luật về việc mua bán căn hộ nên có nhiều tranh chấp và thiệt hại xảy ra.

Chung cư thành phố rất thích hợp với cung Ma Kết

Do đó, khi giao dịch mua căn hộ, để hạn chế phần nào các rủi ro có thể phát sinh, người mua cần lưu ý một số vấn đề pháp lý như sau :

  • Một là, cần tìm hiểu kỹ về trình trạng dự án cũng như về năng lực của chủ đầu tư. Chung cư đó đã hoàn tất xây dựng và xin cấp phép xây dựng đầy đủ hay chưa, khu vực của chung cư có nằm trong quy hoạch hay không…
    Một số loại giấy tờ mà người mua cần kiểm tra, đó là: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chủ đầu tư, giấy phép đầu tư, giấy phép xây dựng, sổ đỏ khu đất,…
  • Hai là, người mua chung cư cần lưu ý đặc biệt đến bản thảo hợp đồng mua bán căn hộ chung cư, đảm bảo rằng các điều khoản trong hợp đồng là đủ chặt chẽ và ràng buộc trách nhiệm của bên bán.
  • Ba là, bên mua cần thẩm định và quan tâm đến các thỏa thuận về các khoản chi phí khác ngoài tiền mua nhà và các khoản chi trong tương lai. Chẳng hạn như chi phí quản lý chung cư, phí dịch vụ bảo vệ, phí giữ xe, phí bảo trì, mức giá cung ứng điện, nước,…
  • Bốn là, bên bán phải có nghĩa vụ bảo hành nhà ở chung cư cho bên mua trong thời hạn tối thiểu là 60 tháng kể từ ngày hoàn thành xây dựng và nghiệm thu đưa vào xây dựng.
    Nội dung bảo hành bao gồm sửa chữa, khắc phục các hư hỏng liên quan đến các bộ phận nhà ở (sàn, tường, trần, cầu thang bộ…) và cả những hệ thống phục vụ sinh hoạt (điện, nước…).
  • Năm là, hợp đồng mua bán nhà chung cư sau khi đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà thì theo quy định tại Điều 122, Luật nhà ở 2014 hợp đồng phải có công chứng hoặc chứng thực thì mới có giá trị pháp lý. Còn trong trường hợp mua bán nhà chung cư với chủ đầu tư thì hợp đồng không nhất thiết phải qua công chứng.

Tuy nhiên, người mua nhà vẫn có quyền yêu cầu công chứng hoặc lập vi bằng (một hình thức chứng thực được thực hiện bởi đơn vị thừa phát lại) đối với hợp đồng này để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mình.