Thời gian gần đây xuất hiện khá nhiều chiêu trò lừa đảo trong giao dịch bất động sản khiến cho nhiều người đã mất tiền và tài sản quan trọng. Vậy, cách mua đất không bị lừa thế nào hiệu quả nhất? Trong bài viết này, Cẩm Nang Địa Ốc sẽ chia sẻ đến bạn 10 kinh nghiệm mua đất để không bị lừa mà bạn có thể tham khảo.
Hướng dẫn cách mua đất không bị lừa hiệu quả nhất
Để đảm bảo an toàn khi mua đất, bạn cần nắm được những kinh nghiệm mua đất không bị lừa được chia sẻ ngay sau đây.
Nên đi xem đất tận mắt – kinh nghiệm mua đất không bị lừa
Nhiều khách hàng chủ quan khi mua đất chỉ xem qua sổ đỏ của lô đất, thấy đất đẹp sợ bị người khác tranh mất nên đã xuống cọc ngay mà không xem trực tiếp và có thể gặp phải nhiều rủi ro. Vì vậy cách mua đất không bị lừa là nên đi xem đất tận mắt.
Khi đi xem đất tận mắt, người mua đất có thể nắm được cụ thể hình dạng lô đất, khu vực xung quanh lô đất như thế nào, đường xá ra sao, đất có cắm mốc, phân lộ giới chưa…
Khi xem đất trực tiếp, bạn cũng có thể hỏi hàng làng xóm xung quanh xem khu vực này có ngập nước không? đất có tranh chấp gì không?… trước khi quyết định mua.
Chỉ mua nhà đất đã có sổ đỏ/sổ hồng
Khi mua đất, bạn cần chú trọng đến tính pháp lý khi mua đất. Theo khoản 1 Điều 188 trong Luật đất đai 2013 quy định người sử dụng đất được quyền chuyển nhượng khi có đầy đủ điều kiện như sau:
- Có Giấy chứng nhận, chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt đã quy định.
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo việc thi hành án
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Như vậy, nếu trường hợp người chuyển nhượng không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bạn không nên mua để tránh mọi rủi ro, vấn đề phát sinh.
>>>XEM THÊM: Nên mua vàng hay mua đất
Không trả hết tiền nếu chưa sang tên sổ đỏ xong
Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở chỉ được tính là có hiệu lực khi đăng ký vào sổ địa chính. Chính vì vậy để không bị lừa khi mua đất thì bạn không nên thanh toán hết tiền cho người chuyển nhượng nếu chưa hoàn tất đăng ký vào sổ địa chính.
Kiểm tra thông tin bất động sản – kinh nghiệm mua đất không bị lừa
Để có thể kiểm tra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu đối với nhà ở cũng như tài sản khác gắn liền với đất là thật hay giả sẽ có một số cách thức như: Kiểm tra trực tiếp các thông tin trên Giấy chứng nhận, xin thông tin cụ thể tại văn phòng đăng ký đất đai, soi vân sổ, con dấu….
Cẩn trọng khi giá rẻ bất ngờ – cách mua đất không bị lừa
Nhiều người có tâm lý chung là thích mua đất đai giá rẻ. Tuy nhiên, nếu giá đất rẻ “bất ngờ” so với mặt bằng chung thì người mua đất cần thận trọng hơn, như đất phân lô, bán nền.
Trường hợp không đủ điều kiện chuyển nhượng thì người mua đất không nên ký hợp đồng chuyển nhượng.
Cách đặt cọc đúng Luật – kinh nghiệm mua đất không bị lừa
Để mua đất không bị lừa, bạn cần biết cách đặt cọc đúng luật. Việc đặt cọc nên được lập thành văn bản rõ ràng và cần có chữ ký đầy đủ của các bên tham gia. Tốt nhất là nên có người làm chứng; mặc dù không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực nhưng nếu số tiền đặt cọc quá lớn thì nên thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Không thực hiện mua bán đất bằng giấy viết tay
Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cần phải được công chứng, chứng thực, trừ các trường hợp đặc biệt sau:
- Một bên hoặc các bên chuyển nhượng là tổ chức kinh doanh bất động sản.
- Một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất là 2/3 nghĩa vụ giao dịch thì theo yêu cầu của 1 bên hoặc các bên, Tòa án sẽ đưa ra quyết định công nhận hiệu lực giao dịch đó. Đối với trường hợp này, các bên không phải công chứng, chứng thực.
Không thực hiện việc chuyển nhượng nhà đất bằng vi bằng
Nguyên tắc mua bán đất là không chuyển nhượng nhà đất bằng vi bằng.
Giá trị pháp lý của vi bằng quy định cụ thể như sau:
- Thừa phát lại được lập vi bằng với mục đích ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân phạm vi toàn quốc, trừ một số trường hợp đặc biệt quy định tại điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
- Vi bằng không thể thay thế văn bản công chứng, chứng thực hoặc văn bản hành chính khác.
- Vi bằng là nguồn chứng cứ giúp Tòa án căn cứ xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định pháp luật; đồng thời là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức hay cá nhân theo quy định pháp luật.
Như vậy, vi bằng không có giá trị để thay thế hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng, chứng thực. Theo như quy định tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 thì cần phải thực hiện việc công chứng hoặc chứng thực hợp đồng khi chuyển nhượng nhà đất.
Biết thỏa thuận những điều khoản trong hợp đồng
Các bên được thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, miễn sao nội dung đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Để tránh rủi ro bị lừa khi mua đất, người nhận chuyển nhượng cần thỏa thuận kỹ càng trong hợp đồng với các điều khoản sau đây:
- Yêu cầu người chuyển nhượng cam kết các giấy tờ bảo đảm tính pháp lý (giấy tờ thật), thửa đất không thuộc quy hoạch, tại thời điểm chuyển nhượng không có bất kỳ tranh chấp với ai.
- Thanh toán chia ra thành nhiều đợt, chỉ thực hiện thanh toán hết khi đăng ký vào sổ địa chính (khi sang tên xong).
- Thỏa thuận điều khoản phạt vi phạm hợp đồng; mức phạt vi phạm do các bên tự thỏa thuận, không khống chế mức phạt vi phạm
>>>XEM THÊM: Phí thẩm định giá nhà đất
Tham khảo tư vấn từ những người am hiểu pháp lý
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi nhận chuyển nhượng nếu như không chắc chắn về các thông tin được người chuyển nhượng đưa ra. Hoặc không nắm chắc về pháp luật đất đai thì nên nhờ cậy đến sự tư vấn của các tổ chức, cá nhân am hiểu luật pháp về đất đai.
Lời kết
Trên đây là 10 cách mua đất không bị lừa tốt nhất mà bạn cần nắm khi quyết định mua đất. Bên cạnh đó, trong khi mua đất nên nhờ người có kinh nghiệm đi chung để hỗ trợ. Hy vọng với những cách trên sẽ giúp bạn tự tin, may mắn trong giao dịch bất động sản.