Hẳn ai trong chúng ta cũng từng ‘phải lòng’ ngôi nhà nào đó chỉ vì một chiếc cổng nhà đẹp. Cổng nhà vừa là kết cấu tạo điểm nhấn, vừa giúp bảo vệ an toàn cho gia đình.
Cổng nhà là một bộ phận thiết yếu trong cấu trúc của toàn bộ ngôi nhà. Để có được một cổng nhà đẹp, khi thiết kế và thi công, chủ nhà nên cân nhắc kỹ lưỡng hai phương diện thẩm mỹ và phong thủy.
1. Những nguyên tắc thiết kế cổng nhà theo phong thủy
Nếu như ví ngôi nhà là thiên đường thì cổng nhà chính là nấc thang quan trọng đầu tiên mà ta phải bước qua. Cần chú ý một số nguyên tắc phong thủy cần chú ý khi thiết kế cánh cửa dẫn vào nhà – kết cấu được ví như “thỏi nam châm” thu hút tài lộc.
1.1 Đặt cổng nhà theo phong thủy
“Trước Chu Tước, sau Huyền Vũ, trái Thanh Long, phải Bạch Hổ” là câu tiên quyết của thuyết phương vị. Ý nghĩa nói về 4 vị trí mà gia chủ có thể chọn để đặt cổng nhà: mở cổng Nam (cổng Chu Tước), mở cổng trái (cổng Thanh Long), mở cổng phải (cổng Bạch Hổ), mở cổng Bắc (cổng Huyền Vũ).
Căn cứ vào điều kiện môi trường xung quanh nhà mà gia chủ xem xét chọn vị trí thích hợp để đặt cổng nhà. Cụ thể như sau:
- Nếu đường bên trái nhà dài hơn đường bên phải thì đặt cổng nhà bên phải, với ý nghĩa “Bạch Hổ nghênh thủy” sẽ giúp chủ nhà gặp nhiều may mắn và tài lộc.
- Ngược lại, nếu đường bên phải nhà dài hơn đường bên trái thì bên phải là hướng thủy đến, bên trái là hướng thủy đi. Đặt cổng nhà bên trái tượng trưng cho “Thanh long nghênh thủy”, giúp ngôi nhà có nhiều vận khí tốt.
- Trường hợp trước nhà có bãi đất rộng – gọi là Minh đường, chúng ta nên đặt cổng ở giữa. Trái lại, không có minh đường thì đặt cổng bên trái, vị trí của Thanh long tượng trưng cho cát. Tránh việc đặt cổng nhà bên phải là Bạch hổ, Bạch hổ thường ở vị trí hung là không tốt.
- Khi nhà có cổng Bắc, gia chủ cần phải cẩn trọng xem xét tình hình. Người xưa cho rằng cổng Huyền Vũ rất không tốt, được gọi là cửa quỷ, mang những điềm không may mắn.
- Xem Thêm : “Bật mí” bạn kích thước cửa sổ 2 cánh, 3 cánh, 4 cánh chuẩn theo phong thủy, hợp cho gia chủ
Nhiều chủ nhà đánh giá cao việc chọn chọn hướng nhà hơn hướng cửa, quan điểm này thật sự không đúng vì mỗi chi tiết gắn với ngôi nhà đều mang một sứ mệnh phong thủy nhất định. Hơn nữa, hướng cổng phụ thuộc lớn vào cung mệnh của chủ nhà, tránh đặt hướng của cung sinh khắc với mệnh chủ:
- Hướng Bắc thuộc hành Thủy, gây nhiều bất trắc cho chủ nhà mệnh Hỏa.
- Người mệnh Kim không nên mở cổng hướng Nam – thuộc mệnh Hỏa.
- Người mệnh Thủy không nên mở cổng hướng Đông Bắc, Tây Nam vì hai hướng này thuộc Thổ.
- Người mệnh Mộc không nên mở cổng về phía Tây, Tây Bắc.
- Người mệnh Thổ không nên đặt cổng hướng Đông, Đông Nam.
1.2 Lựa chọn hình dạng, màu sắc, vật liệu hợp mệnh
Hình dạng, màu sắc, chất liệu của cổng nhà quyết định vẻ đẹp của không gian bên ngoài ngôi nhà. Hình dạng có thể là hình vuông, chữ nhật hoặc hình vòm,… Chất liệu có thể là gỗ, inox, nhôm, sắt,… Nhưng những yếu tố này đều bị chi phối bởi cung mệnh của gia chủ.
- Những chiếc cổng nhà hình vòm bằng kim loại với gam màu bạc và màu ghi trắng rất phù hợp với những gia chủ mệnh Kim.
- Gia chủ mệnh Mộc nên sơn cổng nhà màu xanh lá, chất liệu gỗ hoặc bằng sắt, kết hợp họa tiết hoa lá và nhiều thanh song song.
- Gia chủ mệnh Thủy hợp với những chiếc cổng nhà màu xanh biển, màu đen, có những đường hoa văn chạm trổ mềm mại.
- Gia chủ mệnh Hỏa cổng nhà nên sơn màu đỏ, màu nâu, thiết kế mái ngói nhọn, nhiều hoa văn.
- Gia chủ mệnh Thổ nên sở hữu kiểu cổng nhà hình vuông màu nâu, màu vàng để tốt cho phong thủy.
1.3 Kích thước cổng nhà cân đối
Ông bà ta hay nói “Nhà cao cửa rộng”, câu nói cũng phần nào thể hiện được tầm quan trọng của kích thước cổng nhà. Cổng nhà phải được thiết kế với thông số vàng, kích thước tương xứng với toàn bộ ngôi nhà.
Xem xét kích thước cổng nhà bao gồm kích thước của khung cổng, kích thước cửa, chiều cao cổng, chiều cao mái che (nếu có), bề ngang của cổng, kích thước lối vào… Những kích thước này căn cứ dựa trên thước lỗ ban, không nên để cửa quá hẹp sẽ không thu nạp được khí tốt; cửa cổng quá rộng thì khí vào nhà sẽ bị nhiễu loạn, đón khí tốt nhưng cũng đồng thời đón cả khí xấu.
2. Các mẫu cổng nhà đẹp
Dưới đây là những mẫu cổng nhà đẹp theo nhiều phong cách khác nhau, truyền cảm hứng cho các gia chủ làm đẹp hoặc tân trang cổng nhà của chính mình.
2.1 Mẫu cổng nhà đẹp ở nông thôn
Thiết kế cổng nhà đẹp ở nông thôn đa phần là những thiết kế đơn giản, gần gũi được làm từ những vật liệu phổ thông. Cổng nhà ở nông thôn là đặc điểm để nhận biết tính cách, điều kiện của gia chủ.
Nhà cấp 4 ở nông thôn thường có kiểu cổng tối giản, là cổng sắt có các thanh xếp dọc, ngang chắc chắn. Với những nhà có điều kiện kinh tế hơn, họ ưa chuộng cổng có nhiều hoa văn phức tạp. Kiểu cổng này thường có hình vòng cung, có hàng mũi giáo hoặc hoa văn, phù điêu sang trọng bên trên, có mái che trên khung cổng.
Màu sắc phổ biến là đen, vàng tượng trưng cho sự giàu có. Với những nhà nông thôn có sân vườn rộng, chủ nhà yêu thích những cánh cổng gợi vẻ bình yên của đồng quê như gỗ, đồng, sắt thép với những chi tiết, hoa văn tỉ mỉ; kết hợp với hàng rào cây xanh, đá hay hàng rào gỗ giản dị.
Mẫu cổng nhà đẹp ở nông thôn tham khảo:
2.2 Mẫu cổng nhà đẹp đơn giản
Cổng nhà đẹp đơn giản ghi điểm trong mắt các gia đình bởi sự tiết chế trong họa tiết, sử dụng những chất liệu cơ bản nhưng vẫn làm nổi bật vẻ đẹp của cửa ngõ vào nhà. Những mẫu cổng nhà đẹp đơn giản phù hợp với hầu hết các kiểu nhà, kiểu dáng, giá cả rất linh hoạt nên gia đình nào cũng có thể lựa chọn.
Mẫu cổng nhà đẹp đơn giản tham khảo:
2.3 Mẫu cổng nhà đẹp hiện đại
Xu thế hiện nay cho thấy những cổng nhà hiện đại đang chiếm ưu thế. Cổng nhà đẹp hiện đại với các hoạ tiết, hoa văn trẻ trung không quá cầu kỳ nhưng lại rất hút mắt. Không đơn thuần chỉ là những cánh cổng được làm bằng 1 chất liệu, cổng nhà hiện đại kết hợp nhiều vật liệu khác nhau như gỗ, sắt, inox,…
Ngoài ra, những mẫu cổng nhà thiết kế phá cách với các kiểu hình học, họa tiết bất đối xứng cũng rất được lòng gia chủ yêu thích sự ấn tượng, độc đáo.
Mẫu cổng nhà đẹp hiện đại tham khảo:
2.4 Mẫu cổng nhà tân cổ điển
Cổng nhà tân cổ điển mang vẻ đẹp sang trọng, đầy tinh tế. Hầu hết mẫu cổng nhà tân cổ điển được thiết kế tinh giảm phần hoa văn điêu khắc để tăng ánh sáng trong không gian, có nhiều tầm nhìn hơn. Với phong cách này, màu sắc cửa cổng được sử dụng nhiều nhất đó chính là thép vàng, đỏ nâu phối với màu đen mờ tạo nên một tổ hợp màu cuốn hút.
Mẫu cổng nhà tân cổ điển tham khảo:
2.5 Mẫu cổng nhà biệt thự hiện đại
Cổng nhà biệt thự bao giờ cũng rộng lớn để thể hiện sự bề thế của cơ ngơi. Nếu gia chủ không thích kiểu cổng nhà cổ điển nhiều họa tiết chạm trổ cầu kỳ thì cổng nhà biệt thự hiện đại sẽ là sự thay thế hoàn hảo.
Mẫu cổng nhà đẹp ở nông thôn tham khảo:
Ấn tượng của cổng nhà cũng quan trọng như mặt tiền ngôi nhà vì nó thể hiện gu thẩm mỹ của chủ sở hữu. Hy vọng với những chia sẻ ở trên, các gia chủ có thể chọn cho mình một mẫu cổng nhà thích hợp, vừa làm đẹp cho gia trang, vừa làm vượng phong thủy.
Nguyễn Thùy Trang tổng hợp
Theo VOH RADIO – bài viết gốc
- ‘Thuộc lòng’ 3 nguyên tắc thiết kế cổng nhà này để tô điểm cho ‘vẻ ngoài’ của ngôi nhà sang đẹp hơn
- Bỏ túi ngay những kinh nghiệm đầu tư đất thổ cư thiết thực nhất
- Ý Nghĩa Tượng Phật: 12 Tư Thế Và Các Tư Thế Tượng Trưng
- Đầu tư bất động sản Phú Quốc: Nơi nào đang sinh lời “ngay và luôn”?
- Nhà hướng Nam có phong thủy tốt không?