Bản Đồ Quy Hoạch Phú Quốc Cho Đến Năm 2030

Đảo Phú Quốc là thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam, có vị trí nằm trong vịnh Thái Lan và đồng thời là hòn đảo có diện tích lớn nhất Việt Nam. Thông tin chi tiết về bản đồ quy hoạch Phú Quốc đến năm 2030 không thể bỏ qua với bất kỳ nhà đầu tư bất động sản nào khi có ý định đầu tư tại đây. Ở bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn về bản đồ quy hoạch Phú Quốc mới nhất về sử dụng đất, phát triển không gian, giao thông giai đoạn từ năm 2022 – 2030. 

Quy mô & tính chất lập quy hoạch Phú Quốc

Quy mô lập quy hoạch Phú Quốc dự kiến cho đến năm 2030 sẽ gồm toàn bộ địa giới hành chính của đảo Phú Quốc đó là 2 phường Dương Đông, An Thới và 7 xã: Bãi Thơm, Cửa Cạn, Dương Tơ, Cửa Dương, Hàm Ninh, Gành Dầu, Thổ Châu. Tổng diện tích đất tự nhiên lên đến 589,27 km².

Mục tiêu phát triển: Xây dựng Phú Quốc phát triển thành 1 thành phố biển đảo, trung tâm du lịch & dịch vụ đẳng cấp quốc tế, trung tâm khoa học công nghệ quốc gia và cả Đông Nam Á.

Tính chất lập quy hoạch:

  • Quy hoạch đảo Phú Quốc thành khu kinh tế – hành chính đặc biệt; trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, giải trí; trung tâm kinh tế tài chính tầm cỡ trong khu vực.
  • Đầu mối giao thông vận tải nội vùng và hàng không quốc tế quan trọng.
  • Là trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ, trung tâm bảo tồn sự đa dạng sinh học rừng và biển đối với quốc gia và khu vực.
  • Vị trí đặc biệt quốc phòng, an ninh.
Quy mô, tính chất lập quy hoạch đảo Phú Quốc
Quy mô, tính chất lập quy hoạch đảo Phú Quốc

Thông tin, bản đồ quy hoạch Phú Quốc ở tỉnh Kiên Giang

Dưới đây là toàn bộ thông tin về bản đồ quy hoạch Phú Quốc đến năm 2030 mà quý nhà đầu tư có thể tham khảo.

Thông tin & bản đồ quy hoạch Phú Quốc đến năm 2030

Quy mô sử dụng đất đai toàn đảo cho đến năm 2030:

Đất xây dựng đô thị khoảng 3.852 ha
Đất du lịch khoảng 3.861 ha
Trong đó:
+ Đất du lịch sinh thái ( sân gôn chiếm khoảng 576 ha) khoảng 3.051 ha
+ Đất du lịch hỗn hợp( sân gôn chiếm khoảng 244 ha) khoảng 810 ha
– Đất khu phức hợp dịch vụ, du lịch và dân cư khoảng 1.235 ha
– Đất chuyên dùng khoảng 1.489 ha
Trong đó:
+ Đất tiểu thủ công nghiệp khoảng 211 ha
+ Đất phi thuế quan khoảng 101 ha
+ Đất trường đua & huấn luyện thể thao khoảng 170 ha
+ Đất giao thông chính của toàn đảo khoảng 666 ha
+ Đất văn hóa, lịch sử ( rừng phòng hộ chiếm 140 ha) khoảng 342 ha
– Đất cây xanh, mặt nước, không gian mở khoảng 3.399 ha
Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật khoảng 1.135 ha
Trong đó:
+ Đất sân bay, cảng biển khoảng 920 ha
+ Đất khu xử lý rác thải, nước thải khoảng 100 ha
+ Nhà máy điện, nhà máy nước khoảng 65 ha
+ Nghĩa trang khoảng 50 ha
– Đất lâm nghiệp khoảng 37.802 ha
Trong đó:
+ Đất rừng đặc dụng khoảng 29.596 ha
+ Đất rừng phòng hộ Phú Quốc khoảng 7.038 ha
+ Đất rừng phòng hộ của đảo Thổ Chu khoảng 1.168 ha
– Đất nông nghiệp khoảng 5.813 ha
Trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp khoảng 4.177 ha
+ Đất ở nông thôn, làng nghề khoảng 1.636 ha
– Đất an ninh quốc phòng & dự trữ phát triển khoảng 337 ha
Tổng: 58.923 ha

Quy mô đất xây dựng đô thị:

  • Theo như dự báo cho đến năm 2025: khoảng 2.400 ha dành cho đất xây dựng đô thị; đất du lịch 1.800 ha; đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ diện tích khoảng 37.802 ha; đất xây dựng dân cư nông thôn với quy mô khoảng 857 ha.
  • Dự báo cho đến năm 2030: đất dành cho xây dựng đô thị quy mô khoảng 3.852 ha; đất du lịch sở hữu diện tích khoảng 5.096 ha; đất xây dựng dân cư nông thôn, làng nghề diện tích 1.636 ha; đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ khoảng 37.802 ha.
Bản đồ quy hoạch đất Phú Quốc đến 2030
Bản đồ quy hoạch đất Phú Quốc đến 2030

>>> XEM THÊM: Thị trường bất động sản cuối năm 2022

Bản đồ quy hoạch đất Phú Quốc về phát triển không gian

Mô hình phát triển và cấu trúc không gian bản đồ quy hoạch Phú Quốc 2030: Phát triển Phú Quốc trở thành thành phố du lịch biển đảo theo hướng cấu trúc chuỗi tập trung, đa trung tâm.

  • Về cấu trúc không gian: quy hoạch theo trục chính Bắc – Nam An Thới – Cầu Trắng và trục giao thông vòng quanh đảo giúp kết nối cảng biển An Thới, sân bay quốc tế Dương Tơ.
  • Cấu trúc các vùng đô thị – du lịch gồm có: khu đô thị Dương Đông, Cửa Cạn, An Thới; các vùng du lịch sinh thái bao gồm: Bắc đảo, Nam đảo, du lịch hỗn hợp Bãi Trường – Bãi Vòng; làng nghề truyền thống.
  • Cấu trúc vùng cảnh quan, nông nghiệp, không gian mở bao gồm: rừng phòng hộ, rừng thuộc vườn quốc gia, các công viên được xây dựng theo chủ đề và không gian mở.

Cơ cấu chức năng và hướng phát triển không gian – bản đồ quy hoạch Phú Quốc mới nhất:

  • Cơ cấu chức năng thành phố đảo Phú Quốc gồm: Vùng phát triển đô thị & du lịch 15,19%, vùng lâm nghiệp chiếm khoảng 64,16%, vùng nông nghiệp khoảng 9,13%, vùng cảnh quan và không gian mở 5,77%, vùng đặc biệt 5,75%.
  • Hướng phát triển không gian: Khu đô thị Dương Đông – trung tâm của thành phố Phú Quốc được đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, bảo tồn rừng cảnh quan, phát triển làng nghề phục vụ du lịch, nông nghiệp, đô thị cảng biển, sân bay quốc công nghệ cao.

Phân vùng chức năng: Vùng phát triển đô thị với tổng diện tích lên đến 3.852 ha, gồm có: khu đô thị Cửa Cạn (trung tâm nghiên cứu khoa học, giáo dục – đào tạo); khu đô thị Dương Đông (trung tâm hành chính – dịch vụ, thương mại – tài chính quốc tế, văn hóa – dịch vụ du lịch); khu đô thị An Thới (cảng biển, thương mại, dịch vụ).

Vùng phát triển du lịch sở hữu diện tích khoảng 3.861 ha, vùng phát triển nông nghiệp ( 5.813 ha), vùng lâm nghiệp 37.802 ha, diện tích vùng cây xanh cảnh quan, công viên, mặt nước, không gian mở khoảng 3.399 ha.

Bản đồ quy hoạch đất Phú Quốc về phát triển không gian
Bản đồ quy hoạch đất Phú Quốc về phát triển không gian

Quy hoạch giao thông Phú Quốc

Giao thông đối ngoại:

  • Đường hàng không: cảng hàng không quốc tế mới tại Dương Tơ sở hữu diện tích khoảng 898 ha với tiêu chuẩn cấp 4E.
  • Đường thủy: Xây dựng cảng tổng hợp quốc tế An Thới với quy mô hàng hóa 500 – 700 nghìn tấn/năm, 360 nghìn lượt khách/năm. Xây dựng cảng du lịch quốc tế nước sâu tại vịnh Đất Đỏ, kè chắn sóng và cảng Dương Đông, xây mới cảng Vịnh Đầm công suất 1 – 1,5 triệu tấn/năm, cảng du lịch Bãi Vòng, Hòn Thơm, Bãi Trường….

Giao thông đối nội:

  • Đường trục chính: Xây dựng trục đường chính cao tốc Bắc – Nam đảo: An Thới – Dương Đông – Suối Cái; đường Suối Cái – Bãi Thơm lộ giới rộng 32m; đường Suối Cái – Gành Dầu: chiều rộng mặt đường 7 – 9m, lộ giới rộng 21m; Đường Dương Đông – Cửa Cạn lộ giới rộng 42m; Đường Dương Đông – Dương Tơ – An Thới lộ giới rộng 50m; xây dựng tuyến đường trung tâm khu đô thị Dương Đông lộ giới rộng 40 m,…
  • Đường chính khu vực: Đối với các khu đô thị (Dương Đông, An Thới), mạng lưới đường được xây dựng nâng cấp trong thời gian tới. Các khu vực đường dân sinh trong các làng nghề, khu du lịch sinh thái rừng được xây dựng, nâng cấp theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn mới. Cải tạo các bến bãi hiện có, đồng thời xây dựng các bến bãi mới.
  • Giao thông: Xây dựng hệ thống giao thông công cộng hiện đại, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách trên đảo. 
Bản đồ quy hoạch giao thông Phú Quốc đến 2030
Bản đồ quy hoạch giao thông Phú Quốc đến 2030

>>> XEM THÊM: Quy hoạch Phú Quốc thành đô thị loại 1 đến năm 2025

Trên đây là bản đồ quy hoạch phú quốc đến năm 2030. Nếu quý khách hàng,  nhà đầu tư còn bất kì câu hỏi hay vấn đề gì vướng mắc về quy hoạch đất ở Phú Quốc hãy gọi ngay đến số hotline 24/7 để được Cẩm nang địa ốc hỗ trợ tư vấn kịp thời nhé.

  • Địa chỉ: Số 34 Đ. 52 KDC Văn Minh, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
  • Phone: 0901 33 34 39
  • Email: camnangdiaocvn@gmail.com
  • Website: https://camnangdiaoc.vn/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *